Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Mai: “Gánh trên vai trách nhiệm cao cả của người thầy thuốc, tôi không bao giờ cho phép mình được nản lòng!”
Gần nửa cuộc đời dành trọn cho việc học và hành nghề y nói chung và lĩnh vực y học cổ truyền nói riêng, bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Mai đã trở thành một tấm gương sáng cho thế hệ các y bác sĩ trẻ noi theo học tập. Hiện tại, bác sĩ Phương Mai đang công tác tại tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc chi nhánh phía Nam, là một trong những lương y được đông đảo bệnh nhân yêu mến.
Người thầy thuốc đến từ phương xa và gần 30 năm lập nghiệp nơi đất khách
Sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, có lẽ chính bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai cũng không ngờ rằng mình sẽ dành tới gần 30 năm để gắn bó với nghề thầy thuốc ở nơi xa Hà Nội tới gần 2000km.
Kể từ năm 1990, sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, bác sĩ Phương Mai đã có sự luân chuyển tới một thành phố mới để tiếp tục việc học và phát triển sự nghiệp của mình. Có lẽ một phần do sự sắp đặt của cơ duyên, nơi bác sĩ chọn gắn bó để phát triển là thành phố mang tên Bác, đến thời điểm hiện tại vẫn không hề thay đổi.
Đối với một cô nữ sinh trường Y Đại học Hà Nội, từ bé tới lớn chỉ chuyên tâm miệt mài học tập thì có lẽ đây là một bước chuyển mình lớn nhất, bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời. Để rồi từ một cô nữ sinh mang bao ước mơ và hoài bão, bác sĩ Phương Mai dần trưởng thành và khẳng định năng lực của mình tại một vùng đất mới – vùng đất tuy xa xôi nhưng chan chứa tình thương của bệnh nhân và đồng nghiệp.
Trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2016, không một ngày nào người thầy thuốc này quên đi nhiệm vụ cao cả của mình là hành thiện cứu người. Dưới đây là trích lược quá trình học tập và công tác của bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai:
LÝ LỊCH BÁC SĨ CKI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI Nguyên Trưởng khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng, Bệnh viện GTVT Tp. Hồ Chí Minh. – Tên đầy đủ: Nguyễn Thị Phương Mai -Năm sinh: 15/12/1961 – Quê quán: Hà Nội – Trình độ chuyên môn: Bác sĩ y học cổ truyền. Quá trình học tập 1979 – 1981: Học trường Y học dân tộc Tuệ Tĩnh Hà Nội. 1981 – 1987: Y sĩ Y học dân tộc tại Bệnh viện I Đường sắt Hà Nội. 1987 – 1990 : Học tại trường Đại học Y Hà Nội. Quá trình công tác 1990 – 1998 : Bác sĩ Khoa Nội , Bệnh viện II Đường sắt Sài gòn (Nay là bệnh viện GTVT- Tp. HCM). 1998 – 2000: Học Chuyên khoa I Y học cổ truyền Trường Đại học Y DƯỢC Tp. HCM. 2001 – 2007 : BSCK1, Phó Trưởng khoa Nội BV Giao thông vận tải – Tp. HCM 2007 – 2009: BSCK1, Phó Trưởng khoa Y học cổ truyền – Phục Hồi chức năng BV Giao thông vận tải- Tp. HCM 2009 – 2016: Trưởng khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng, BV Giao thông vận tải Tp. HCM. 2017 – Nay: Bác sĩ công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc chi nhánh phía Nam với vị trí cố vấn chuyên môn. |
Khi được hỏi về những gian nan trong việc phát triển sự nghiệp tại một vùng đất không phải là quê hương nơi sinh ra mình, bác sĩ Phương Mai đã bộc bạch tâm sự như sau.
“Trên dải đất hình chữ S này, bất cứ nơi nào cũng là quê hương của tôi. Tất nhiên khi rời xa chùm khế ngọt nơi chôn rau cắt rốn để tới một vùng đất khác lập nghiệp cũng sẽ gặp không ít những khó khăn. Nhưng là người thầy thuốc, gánh trên mình trách nhiệm cao cả và thiêng liêng trong cuộc hành trình chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, dù khó khăn cách mấy tôi cũng không cho phép mình được nản lòng.”
Có lẽ chính từ ý chí sắt đá đó mà người ta luôn thấy ở bác sĩ Phương Mai một nghị lực phi thường. Sau nhiều năm sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ vẫn luôn giữ được giọng nói Hà Nội gốc, như một cách tự nhắc nhở về nơi nguồn cội mình được sinh ra và lớn lên. Còn những trở ngại trên bước đường sự nghiệp, bác sĩ Phương Mai chẳng nề hà dù chỉ một chút.
“Xa quê, xa gia đình, xa bè bạn để đến đây lập nghiệp cũng được coi như là một cái duyên của tôi. Bù lại với những thiếu thốn đó, tôi được nhận về tình cảm của bà con, những bệnh nhân ngày đêm cần tới mình, ngày đêm tâm sự hàn huyên và chia sẻ cùng mình. Tôi biết, tôi không bao giờ cô độc, dù cho 30 hay 50 mươi năm cũng vậy”, bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai cho biết thêm.
Bác sĩ Phương Mai: “Tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, tôi thấy mình vui vì đã giúp được cho nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn”
Trước khi nhận được lời mời của Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai nguyên là Trưởng khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng của Bệnh viện Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh. Đây cũng là nơi mà bác sĩ Phương Mai dành nhiều tâm huyết và có thời gian công tác lâu nhất trước khi có sự luân chuyển mới.
Chia sẻ về lý do quyết định đóng góp sức lực cũng như trí lực cho Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc chi nhánh phía Nam tại số 145 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh, bác sĩ Phương Mai cho hay:
“Tôi đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về Trung tâm. Được biết Trung tâm là đơn vị đặt ra sứ mệnh sưu tầm, nghiên cứu và phát triển các bài thuốc cổ phương bí truyền dân tộc. Đồng thời cũng là nơi hội tụ những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT, nên tôi cảm thấy rất có niềm tin.
Tôi có niềm tin rằng mình sẽ tiếp tục cống hiến được nhiều hơn nữa cho lĩnh vực YHCT nói riêng và ngành Y nói chung. Với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp, của đội ngũ nhân viên Trung tâm, tôi hy vọng rằng mình sẽ ngày càng giúp được nhiều bệnh nhân hơn nữa trên cuộc hành trình vượt qua bệnh tật, tìm lại niềm vui trong cuộc sống.”
Vì luôn mang trong mình một lý tưởng lớn lao là giúp được nhiều bệnh nhân hơn nữa, nên một ngày làm việc của bác sĩ Phương Mai luôn luôn tất bật. Bác sĩ Phương Mai có lịch làm việc từ 8 giờ sáng đến 17 giờ 30 phút chiều mỗi ngày trong tuần, nhưng đồng nghiệp cũng như bệnh nhân sẽ luôn thấy bác sĩ tới sớm và về trễ hơn giờ quy định.
Đối với bác sĩ Phương Mai, chỉ cần bệnh nhân còn chờ là công việc trong ngày còn dang dở chưa xong. Bác sĩ chỉ yên tâm ra về sau khi biết chắc chắn rằng các bệnh nhân đặt lịch thăm khám tại Trung tâm đều được tư vấn và thăm khám, điều trị ổn thoả.
Suốt nhiều năm làm nghề Y, bác sĩ Phương Mai cũng không ít lần trăn trở về cuộc hành trình mang tên “ngày mai”. Trong chúng ta, ai rồi cũng sẽ trải qua vòng lặp mang tên sinh-lão-bệnh-tử, và câu hỏi lớn “ngày mai của mình sẽ ra sao, như thế nào” vẫn luôn xuất hiện trong mỗi chúng ta. Có những người tìm cách xua đi, có người mải miết tìm câu trả lời dù không biết sai hay đúng, riêng với bác sĩ Phương Mai, cách nghĩ duy nhất của bác sĩ là lấy niềm vui trong nghề nghiệp làm động lực để không ngừng cố gắng:
“Cứ nghĩ tới việc ngày mai sẽ là một ngày mới bắt đầu, được hỏi thăm những bệnh nhân cũ, được tiếp nhận điều trị những bệnh nhân mới, được lắng nghe các bệnh nhân chia sẻ về quá trình cải thiện sức khỏe là tôi đã cảm thấy một ngày của mình trôi qua có ích, hiệu quả và nhiều niềm vui. Niềm vui và hạnh phúc của bác sĩ thật sự rất giản đơn, đó là đem lại sự lạc quan vào sức khoẻ cho người khác”, bác sĩ Phương Mai bộc bạch khi nói về quan điểm sống và cách nhìn nhận về nghề của mình.
Người thầy thuốc không ngừng trau dồi kiến thức và tâm đức để phục vụ quá trình hành thiện cứu người
Trải qua một cuộc hành trình gần 40 năm gắn bó với nghề Y, bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai hoàn toàn có thể tự tin vào vốn kiến thức chuyên khoa cũng như danh tiếng của mình trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Mặc dù vậy, bác sĩ lại luôn có thái độ khiêm tốn và khiêm nhường khi nói về bản thân.
Dù cho được đồng nghiệp và bệnh nhân hết lời khen ngợi là một bác sĩ tài ba, đức độ, thì bác sĩ Phương Mai vẫn chỉ cúi đầu cảm ơn và đáp lại rằng: “Tôi còn phải cố gắng nhiều lắm!”
Đối với các đồng nghiệp làm việc cùng bác sĩ Phương Mai, có lẽ điều ấn tượng nhất ở vị bác sĩ này chính là thái độ cầu thị và sự cần cù ham học hỏi. Phát biểu về điều này, bác sĩ Nguyễn Thanh Bảo Tuấn hiện đang là bác sĩ khám bệnh tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cho hay:
“Bác sĩ Phương Mai là một bác sĩ tận tâm với nghề, luôn nỗ lực trau dồi hơn nữa các kiến thức về y khoa, đồng thời cũng rất năng nổ trong các hoạt động thiện nguyện, chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Trung tâm. Lớp bác sĩ trẻ chúng tôi luôn xem bác sĩ Phương Mai là tấm gương sáng để học tập và noi theo.”
Ngoài việc nhận được sự mến mộ từ đồng nghiệp, bác sĩ Phương Mai cũng không ít lần nhận về những thư từ hay cuộc điện thoại gọi về Trung tâm để cảm ơn từ những bệnh nhân cũ. Họ đa phần đều là những người có tình trạng bệnh trở nặng trước khi đến với Trung tâm, nhưng qua thời gian được bác sĩ Phương Mai chăm sóc và hỗ trợ điều trị tận tình, tình trạng của bệnh đã thuyên giảm rất nhiều. Dưới đây là một số lời tri ân từ các bệnh nhân cũ gửi đến bác sĩ Phương Mai mà chúng tôi nhận được:
“Tôi muốn gởi lời cảm ơn tới bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Kỳ thực thì bệnh tình của tôi đi nhiều nơi không ai nhận, người ta nói nặng lắm, người ta không dám chắc chắn. Với hơn nữa tôi cũng già yếu rồi, họ sợ nhiều cái phiền hà. Nhưng khi tôi đến với Trung tâm và gặp bác sĩ Phương Mai thì mọi chuyện lại khác.
Bác sĩ không ngại nhận một bệnh nhân như tôi, còn tâm tình trò chuyện và động viên tôi rất nhiều. Tôi nhớ mãi câu nói của bác sĩ trong quá trình điều trị: ‘Má cố gắng lên má, con sẽ cố gắng cùng với má!’. Đó, bác sĩ mà gọi tôi là má, rồi hỏi han chăm sóc rất tận tình. Nhờ có vậy mà tôi cũng lạc quan hơn, nhủ không được phụ công sức của bác sĩ, bây giờ tôi đã khoẻ hơn rất nhiều.” (Bà Lại Thị Cúc, 73 tuổi, Long An)
“Một trong những ấn tượng mạnh mẽ nhất của em về bác sĩ Phương Mai là một bác sĩ nói giọng miền Bắc rất ngọt. Bác sĩ nói ngọt lắm luôn, khám chữa bệnh cho bệnh nhân mà tươi cười niềm nở, làm bệnh nhân cũng không còn cảm thấy đau nhức hay khó chịu gì nữa. Thêm nữa là bác sĩ cũng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực YHCT nên bệnh nhân rất yên tâm, nhìn cách khám chữa bệnh của bác sĩ với bệnh nhân tỉ mỉ, nhiệt tình thì ai mà không quý mến chứ!” (Bạn Gia Hoàng, 27 tuổi, Bình Dương)
“Phải nói là bác sĩ Phương Mai rất nhiệt tình, luôn nhẹ nhàng trong thăm khám cho bệnh nhân, điều trị thì cũng rất nghiêm khắc nhưng cốt để cho bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ điều trị và thu về kết quả tốt nhất. Nhờ có sự giúp đỡ của bác sĩ Phương Mai, tôi đã có thể lấy lại sự tự tin trong cuộc sống và chẳng còn nỗi lo về bệnh tật nữa. Tôi vẫn hay giới thiệu bác sĩ tới người thân và bạn bè trong mỗi lần ai đó nói cần đi khám chữa bệnh thuộc chuyên ngành của bác sĩ.” (Anh Đinh Trọng Hoàng, 38 tuổi, Sóc Trăng)
Còn nhiều, nhiều nữa những lời cảm ơn chân thành từ bệnh nhân gửi cho Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc nói về bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai. Qua đó có thể thấy, đối với bệnh nhân, bác sĩ Phương Mai là người lương y mẫu mực. Với đồng nghiệp, bác sĩ là một tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo. Đó chính là những phẩm chất đáng quý ẩn trong người thầy thuốc Việt Nam mang tên Nguyễn Thị Phương Mai.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!